Chi tiết bài viết

Bệnh liệt chu kỳ Westphal

Liệt chu kỳ WESTPHAL, hay còn gọi là liệt chu kỳ do hạ Kali máu có tính chất gia đình ( có nhiều người trong gia đình mắc phải) và tương đối hiếm gặp. Bệnh thường xuất hiện ở thanh niên nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mỗi đợt liệt kéo dài từ vài giờ cho tới vài ngày, tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Ở Việt Nam, bệnh thường có tính cá nhân, các đợt kéo dài hơn, có khi cả 2 tuần. Cũng có khi bệnh không tái phát. Chẩn đoán bệnh này khá dễ dàng : cơn liệt thường xuất hiện vào buổi sáng lúc mới thức dậy, liệt tứ chi, chân nặng hơn tay, đặc biệt có thể hồi phục phần nào vài giờ hay vài ngày sau đó. Bệnh hoàn toàn không có rối loạn cảm giác, các phản ứng gân xương không giảm.

Trong cơ thể 2 ion rất cần cho sự co cơ là Calci và Kali. Vì vậy khi thiếu Kali, các cơ sẽ không hoạt động theo ý muốn nữa, gây liệt.

Tuy nhiên cần phải khám và xét nghiệm rất nhiều cận lâm sàng để chẩn đoán tìm nguyên nhân và phân biệt các bệnh nguy hiểm khác.

1/ Tai biến mạch máu não: thường gập bệnh nhân trên 50 tuổi, tuy nhiên người trẻ cũng có thể gập dị dạng mạch máu não, hoặu u não.

2/ Bệnh tủy sống: thường kèm mất cảm giác.

3/ Bệnh viêm đa dây thần kinh: gập ở người nghiện rượu , tiểu đường, thiếu máu, thiếu B1.

Cần phải tìm nguyên nhân: cường giáp, cường Aldosterol do bướu thượng thận, Cushing do thuốc, do thuốc lợi tiểu, …

Bệnh liệt chu kỳ do hạ Kali có thể điều trị dễ dàng bằng KaCl truyền tĩnh mạch và uống cho đến khi chấm dứt. Tuy nhiên , bệnh nhân thường có những đợt tái phát. Cách phòng ngừa tốt nhất là ăn nhiều chuối, nho, hoặc uống kali hằng ngày – thuốc này chỉ được dung với sự hướng dẫn và theo dỏi của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý sử dụng vì có thể ảnh hưởng xấu trên tim mạch khi dùng quá liều hoặc không đủ liều, vì đã có trường hợp tử vong do Kali hạ quá thấp ( kali/ máu : 1,2 mmol/l) gây rung thất không đáp ứng thuốc kali uống tại nhà.

Cũng cần phải tầm soát các người thân trong gia đình để điều trị.

Nguồn: Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh