Chi tiết bài viết

Lịch tiêm phòng cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi

Tổ chức Y Tế Thế Giới đã ban hành lịch tiêm phòng chuẩn cho trẻ dưới 2 tuổi, tất cả các bệnh cần tiêm phòng này đều có vacxin nhập về Việt Nam. Dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tới 2 tuổi mà các bậc phụ huynh cần chú ý nắm bắt.

Dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đến 2 tuổi:1. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh (tiềm càng sớm càng tốt sau khi sinh):

1. Lao: tiêm 1 mũi, tiêm ở vai trái

2. Viêm gan B: mũi 1 (tốt nhất là 24h sau sinh), mũi này thường được tiêm trong bệnh viện sau khi bé vừa sinh.

6 in 1 hoặc 5 trong 1 (6 in 1 có thêm ngừa bại liệt); tiêu chảy Rota.

3. Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi:

5 in 1 + bại liệt – mũi 2 (hoặc 6 in 1 lần 2). 1 năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5 viêm gan B.

4. Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi:

5 in 1 + bại liệt – mũi 3 (hoặc 6 in 1 lần 3). Một năm sau nhắc lại mũi 4.

5. Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi:

Cúm (Tiêm lần đầu tiên: trẻ 6 – 36 tháng tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, trẻ trên 36 tháng tiêm 1 mũi, nhắc lại hàng năm)

Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi: mũi 1 sởi, quai bị rubella, mũi 2 tiêm sau 6 tháng, nhắc lại sau 4 năm.

6. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 9 tháng tuổi:

Mũi 1 sởi, quai bị rubella MMR, mũi 2 tiêm sau 6 tháng, nhắc lại sau 4 năm.

7. Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi:

Thủy đậu: Với vacxin Okavav của Pháp thì tiêm 1 mũi. Với vacxin Varilrix của Bỉ thì từ 12 tháng – 12 tuổi tiêm 1 mũi, trên 12 tuổi tiêm 2 mũi cách nhau 6 -8 tuần.

Viêm não Nhật Bản: Tiêm 2 mũi đầu cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 sau 1 năm và cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi.

Viêm gan A: Tiêm 2 mũi cách nhau 6 tháng nếu là vacxin Pháp, hoặc cách 1 năm nếu là vacxin Thụy Sỹ.

8. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 15 – 18 tháng tuổi:

Chích nhắc lại vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib mũi 4. Thường bác sĩ sẽ chỉ định chích vắc xin 5 trong 1 dịch vụ Pentaxim nhưng trong trường hợp hết thuốc, phụ huynh có thể thay thế bằng mũi 5 trong 1 Qinvaxem trong chương trình TCMR và bổ sung thêm vắc xin uống ngừa bại liệt. Chích nhắc lại sau mỗi 3 năm đến 12 tuổi.

Chích mũi 2 sởi, quai bị rubella – vắc xin MMR. Chích nhắc lại sau 4 – 5 năm.

Cha mẹ cần chú ý cho con tiêm phòng đúng lịch 2. Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi

9. Tiêm phòng cho trẻ 24 tháng tuổi:

Viêm màng não do mô cầu: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

Phế cầu khuẩn: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

Thương hàn: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

Những lưu ý trước, trong và sau khi cho trẻ đi tiêm phòng:

Việc tiêm phòng vắc-xin là việc làm hết sức cần thiết góp phần phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm, ngăn chặn nhiều đại dịch. Tuy nhiên, thực tế gần đây có một số trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin. Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, cha mẹ cần lưu ý:

Trước và sau khi tiêm vắc-xin:

Trước khi cho trẻ tiêm vắc-xin, cha mẹ nên báo cho nhân viên tiêm phòng biết về tình trạng sức khoẻ trước đây và hiện nay của trẻ để nhân viên y tế cân nhắc trước khi tiêm và có thể hoãn lại ngày tiêm nếu cần thiết. Tốt hơn nữa, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi đưa trẻ đến nơi tiêm phòng.

Cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình.

Các bậc cha mẹ nên chú ý và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… kéo dài trên 1 ngày.

Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… các bà mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Khi trẻ sốt cao, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế. Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ vừa được tiêm ngừa vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi và đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

Chỗ tiêm của trẻ có thể bị sưng đỏ, đau. Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.

Trẻ có thể bị dị ứng, nổi ban mề đay, ngứa toàn thân…, phản ứng này thường xảy ra ở trẻ có hay bị dị ứng, các biểu hiện dị ứng này thường tự khỏi sau 1 vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì đôi khi phải dùng một số thuốc chống dị ứng.

Một số phản ứng khác hiếm gặp hơn như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não…các phản ứng này thường nặng và cần phải có sự chăm sóc tích cực của thầy thuốc.

Sau khi tiêm phòng vẫn cho trẻ tắm rửa, ăn uống như thường lệ, và nên theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé sau một thời gian.

Nguồn: baomoi.com