Chi tiết bài viết

Chảy máu tuyến yên: Những điều cần biết

Đột quỵ tuyến yên là một bệnh lý rất nguy hiểm và hiếm gặp, thường có những biểu hiện tiêu biểu như: Đột ngột đau đầu, suy giảm thị lực, rối loạn ý thức, nguyên nhân chính là do chảy máu tuyến yên gây ra.

1. Những nguyên nhân gây ra chảy máu tuyến yên?

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra chảy máu tuyến yên ở người bệnh:

  • U dạng tuyến của tuyến yên cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu tuyến yên cao hơn gấp 5 lần so với những loại u não khác.
  • Người bệnh đã có những đại phẫu tim như phẫu thuật liên quan đến bắc cầu động mạch vành.
  • Điều trị, sử dụng các loại thuốc chống đông
  • Mắc bệnh rối loạn đong máu
  • Trị liệu Oestrogen.
  • Có thai.
  • Xạ trị vùng đầu.
  • Đang bị chấn thương đầu.

2. Các triệu chứng khi tuyến yên chảy máu?

2.1 Triệu chứng lâm sàng

Đa số các trường hợp thường khởi phát cấp tính, nhưng cũng có một số bệnh nhân sẽ khởi phát bán cấp hoặc là từ từ:

  • Người bệnh đột ngột bị đau đầu dữ dội và vị trí đau thường tập trung ở sau ổ mắt, đôi khi cũng có thể là 2 bên trán hoặc bị lan tỏa.
  • Nhìn mờ.
  • Triệu chứng thường gặp khác là tổn thương dây thần kinh vận nhãn, với những biểu hiện hay gặp như: Giãn đồng tử, sụp mi, lác ngoài, nhìn đôi…
  • Suy giảm tiết hormon tuyến yên.

2.2 Cận lâm sàng

2.2.1 Chẩn đoán hình ảnh

MRI là chính là lựa chọn hàng đầu để chẩn đoán chảy máu tuyến yên.

Sử dụng cộng hưởng từ khuếch tán cho phép chúng ta phát hiện được rất sớm những trường hợp bị đột quỵ nhồi máu nỗi vì nó cho phép phát hiện, nhận biết các tình trạng khuếch tán của nước ra bên ngoài tế bào cơ thể, đây là một tình trạng sẽ xuất hiện rất sớm tại những bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu.

2.2.2 CT não

Có độ nhạy không cao. Nhưng thường được áp dụng để phát hiện ra chảy máu tuyến yên, có hình ảnh tăng tỷ trọng trong tuyến yên.

3. Điều trị chảy máu tuyến yên

3.1 Cấp cứu nội khoa

Điều trị bệnh nhân bằng cấp cứu nội khoa chính là biện pháp cơ bản và hiệu quả nhất.

Bệnh nhân bị chảy máu tuyến yên vào giai đoạn cấp sẽ phải được điều trị tại những khu vực điều trị tích cực, kết hợp với theo dõi chặt chẽ, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ngoài ra, còn cần được tổ chức hội chẩn cùng với phối hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ của chuyên ngành thần kinh, phẫu thuật thần kinh và nội tiết.

3.2 Trị liệu steroid cho những bệnh nhân bị chảy máu tuyến yên

Suy thượng thận cấp bắt gặp tại 2/3 tổng số bệnh nhân bị đột quỵ tuyến yên do chảy máu và là nguyên nhân chính gây tử vong. Do đó, xét nghiệm định lượng cortisol phải được tiến hành sớm cùng với tiến hành theo dõi toàn bộ quá trình điều trị. Các bệnh nhân bị chảy máu não thường sẽ bị buồn nôn và đặc biệt vào giai đoạn cấp. Do đó người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc uống.

  • Hydrocortisone 100 – 200mg thường được sử dụng để tiêm tĩnh mạch, duy trì 2 – 4mg/giờ vào đường tĩnh mạch.
  • Sau khi qua giai đoạn cấp tính, tiến hành giảm dần lượng hydrocortison 20 – 30mg/ngày và sau đó chuyển sang thuốc uống.

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec