Chi tiết bài viết

Những mũi tiêm phòng không thể thiếu cho các mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lí, khám thai định kỳ, cũng như thực hiện các xét nghiệm theo sự chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu cần nắm rõ thông tin về các loại vắc-xin cần được tiêm phòng. Đây là một trong những việc cần được ưu tiên hàng đầu, nhằm mang lại sức khỏe toàn diện cho bé.

Vì sao các mẹ bầu cần phải tiêm phòng?

Tiêm phòng cho mẹ bầu trước và trong khi mang thai là cách tốt nhất để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và bé được bảo vệ trong những trường hợp không may bị vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, tạo ra một lá chắn bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị: “Tiêm phòng vắc-xin khi mang thai là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong hành trình 9 tháng thai kỳ”. Chính vì thế, để chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, các mẹ bầu cần phải tiêm phòng vắc-xin để có những phòng ngừa luôn sẵn sàng để bảo vệ bé.

Những vắc-xin cần tiêm trước khi mang thai

Vắc-xin kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella (Tiêm trước khi mang thai 03 tháng)

SởiVới tính chất có thể bùng phát thành dịch ở bất kỳ thời điểm nào, mẹ mang thai nếu bị bệnh sởi sẽ dẫn đến nguy cơ bao bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai và sinh non.

Quai bịVirus có thể gây ảnh hưởng đến buồng trứng, phá hủy tế bào trứng. Ngoài ra, có thể gây dị tật bẩm sinh, thai chết lưu và sinh non.

Rubella: Virus Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng đáng tiếc khi bé được sinh ra.

Vắc-xin Thủy đậu (Tiêm trước khi mang thai ít nhất 01 tháng)

Thủy đậu: Với nguy cơ cao có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi, các mẹ bầu nào chưa từng mắc thủy đậu cũng như chưa từng sử dụng vắc-xin thủy đậu thì lời khuyên là hãy đăng ký tiêm phòng. Còn nếu đã tiêm phòng từ nhỏ, mẹ bầu cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường để bảo vệ.

Ảnh minh họa

Vắc-xin Cúm (Tiêm trước mùa cúm – Từ tháng 10 đến tháng 03)

Bệnh Cúm: Tuy là một căn bệnh khá phổ biến, nhưng đối với cơ thể nhạy cảm của mẹ bầu, bệnh cúm có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, bệnh còn gây nhiều biến chứng khác như ảnh hưởng thần kinh, khiến bè khù khờ…

Vắc-xin Viêm gan B (Tiêm trước khi mang thai ít nhất 03 tháng)

Viêm gan B: Viêm gan virus B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ gây xơ gan, viêm gan và có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm virút viêm gan B, nên tiêm ngừa bệnh lý này.

Những vắc-xin cần tiêm trong khi mang thai

Vắc-xin Uốn ván

Uốn ván: Là bệnh nguy hiểm có tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây co cứng cơ và rối loạn nhận thức, có thể gây nên tình trạng thai chết lưu,… với tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trên 95%.

Sẽ có bác sỹ chỉ đình số lượng mũi tương thích và hướng dẫn lịch tiêm cụ thể đến các mẹ. Với lần mang thai đầu tiên và lần mang thai thứ hai liệu trình tiêm sẽ khác nhau.

Vắc-xin tổng hợp Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván

Bạch hầu: Là một căn bệnh dễ bị lây nhiễm, bắt đầu với cổ họng bị sưng và đau. Tình trạng ấy sẽ dẫn đến việc khó thở và có thể ảnh hưởng tới tim gây nguy hiểm.

Ho gà: Bệnh truyền nhiễm cao qua đường hô hấp, được biểu hiện bằng những cơn ho dữ dội, có thể nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đăng ký tiêm các loại vắc-xin khác như: Cúm (bất hoạt), Viêm gan B (ở mẹ chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ phác đồ).

Bạn nên đến những bệnh viện lớn uy tính để được Bác sĩ chuyên khoa kiểm tra sức khỏe và tư vấn các mũi tiêm phù hợp.

Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City