Chi tiết bài viết

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp hơn ở những người ở độ tuổi trưởng thành. Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống người bệnh.

1. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể là dây thần kinh số 8. Hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc, để giữ cho cơ thể thăng bằng khi chúng ta di chuyển…Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 khiến cơ thể mất thăng bằng do nhiều nguyên nhân khác nhau với một số dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai.

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Trong lâm sàng, rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp. Bệnh rối loạn tiền đình không nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng nhiều tới khả năng lao động và tâm lý người bệnh.

Một số biểu hiện của rối loạn tiền đình gồm:

  • Chóng mặt: Ban đầu người bệnh sẽ chỉ cảm thấy chóng mặt thoáng qua nhưng về sau cảm giác này sẽ tăng dần lên, tăng cả về tần suất. Người mắc bệnh rối loạn tiền đình sẽ cảm thấy đầu óc lâng lâng, quay cuồng, thường dễ mất thăng bằng và bị ngã.
  • Cơ thể mất thăng bằng: Bị rối loạn tiền đình khiến bạn mất thăng bằng và không thể đứng vững được.
  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức: Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình sẽ có cảm giác mất ý thức hoặc đột nhiên bị ngất, kèm theo đó một số biểu hiện như đổ mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm.

Cảm giác đầu tiên khi bạn bị rối loạn tiền đình là chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn. Khi tình trạng trở nặng, người bệnh sẽ mất thăng bằng, dễ ngã, không thể bước đi được.

Các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tuy nhiên chúng đều gây nguy hiểm và rất khó để miêu tả. Do bị ảnh hưởng bởi rối loạn tiền đình nên những người mắc bệnh này thường có dấu hiệu thiếu tập trung, hay lo lắng, lười biếng. Họ thường gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày.

3. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể được gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn ở tai, do chấn thương đầu hoặc do rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến não hoặc tai trong.

Do tình trạng huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh lý liên quan đến tim mạch gây tắc nghẽn mạch máu, khiến bạn mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Khi bạn lo lắng, căng thẳng, áp lực khiến cho cơ thể sản sinh lượng lớn hóc môn cortisol làm tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8, khiến cho hệ thống tiền đình không nhận được thông tin chính xác và không hoạt động đúng yêu cầu.

  • Người lớn tuổi bị suy giảm chức năng của một số cơ quan cũng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình.
  • Phụ nữ sau sinh hay đối tượng bị mất máu quá nhiều do chấn thương hoặc do một bệnh lý nào đó gây ra, nôn ra máu, đi ngoài ra máu đều là nguyên nhân khiến bạn mắc chứng rối loạn tiền đình

  • Những người béo phì hay quá gầy đều có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình.
  • Quan hệ tình dục không đều đặn hay uống rượu bia quá nhiều đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý khiến cơ thể mất thăng bằng với một số biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững…Bệnh do một số nguyên nhân gây ra như rối loạn tuần hoàn não, tuần hoàn não kém, viêm tai giữa cấp, do thời tiết thay đổi…

Bên cạnh có, có thể căn cứ vào vị trí tổn thương của tiền đình có thể có các nguyên nhân sau:

  • Tiền đình trung ương bị tổn thương: gồm các bệnh lý như thiểu năng tuần hoàn não hệ sống – nền, thiếu máu não cục bộ, do chấn thương sọ não, đột quỵ,..
  • Tiền đình ngoại vi bị tổn thương: Do viêm thần kinh tiền đình, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, do bệnh lý về tai…
  • Rối loạn tiền đình do người bệnh bị ngộ độc thuốc, ví dụ như thuốc kháng lao. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiền đình.

4. Yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình

Có 2 yếu tố chính là tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình gồm:

  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi có khả năng lớn mắc bệnh lý chóng mặt nhất là cảm giác cơ thể mất thăng bằng.
  • Do người bệnh có tiền sử bị chóng mặt

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec