Chi tiết bài viết

Ung thư hốc miệng

Ung thư hốc miệng là một trong 10 loại Ung thư (K) thường gặp nhất ở cả Nam và Nữ, có độ tuổi trên 40 tuổi (> 40 tuổi),  đặc biệt ở người hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, người làm việc ngoài trời thường xuyên…. Ung thư hốc miệng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh, làm cho người bệnh khó khăn trong các vấn đề ăn uống, mặc khác gây đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.

1. Những biểu hiện của bệnh Ung thư hốc miệng:

•      Xuất hiện những vết đỏ còn gọi là “Hồng sản” là một mảng đỏ tươi như nhung ở mô lưỡi, quang hốc miệng. Ban đầu nó chỉ là một mảng nhỏ sau lan dần từng cụm. Nếu không được phát hiện điều trị sớm những mảng đỏ sẽ nhanh chóng lan rộng xung quanh, ăn dần sâu vào các mô tế bào, cơ, xương hàm, da; ở mức độ nặng có thể lan vào vùng hầu, nền sọ, cổ.

•      Di căn hạch vùng: xuất hiện những khối u, hạch dưới hàm, lưỡi.

•      Di căn xa (giai đoạn trễ) thường gặp ở phổi, gan, xương não.

2. Những dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ bị Ung thư hốc miệng:

–          Vết loét không lành sau 2 tuần dù đã loại bỏ kích thích hay không xác định được nguyên nhân.

–          Tổn thương xơ cứng.

–          Tổn thương chồi gồ dạng bông cải hay khối u.

–          Tổn thương dính chặt vào mô bên dưới.

–          Mảng trắng hay đỏ hay đen.

–          Ổ răng nhổ không lành.

–          Răng lung lay không rõ nguyên nhân.

–          Đau, dị cảm không rõ nguyên nhân.

–          Trở ngại về chức năng như khó nhai, nói, chảy nước bọt nhiều.

–          Hạch cổ sơ chạm, nhất là nhiều hạch, cứng, dính, to nhanh.

 Khi có một trong các dấu hiệu trên chúng ta có thể làm Xét nghiệm như Khảo sát tế bào: Sinh thiết-GPB; Khảo sát hình ảnh qua nội soi TMH, CT, MRI, PET giúp xác định chính xác TMN, phim toàn cảnh, X-quang phổi, siêu âm bụng, cổ, XN chức năng gan, xạ hình xương.

 3. Điều trị Ung thư hốc miệng như thế nào:

Hiện tại có 02 phương pháp điều trị ung thư hốc miệng :

– Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: phẫu thuật cắt bỏ bướu nguyên phát, hạch; Phẫu thuật Commando: bướu đã xâm lấn, kết hợp cắt nửa xương hàm dưới, cắt lưỡi và sàn miệng nếu có bướu, nạo hạch cổ tận gốc thành một khối liên tục.

– Điều trị bằng phương pháp xạ trị: xạ trị thường được chỉ định, xạ trị trong, xạ trị ngoài, xạ trị triệt để, xạ trị tạm bợ.

Các phương pháp trên là để điều trị Ung thư hốc miệng ở giai đoạn trễ.

4. Ung thư hốc miệng hoàn toàn có thể phòng ngừa được:

Ung thư hốc miệng có thể được phòng ngừa sớm bằng cách từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu, ăn trầu, phải vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

Hiện nay một số Bệnh viện có thực hiện tầm soát ung thư hốc miệng để phòng ngừa ở giai đọan sớm. Nên thường xuyên đi tầm soát để phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời.

Nguồn: Bệnh Viện chấn chương chỉnh hình Saigon – Ito