Chi tiết bài viết

Chế độ ăn cho bệnh nhân sỏi tiết niệu

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu tái phát sau 1 năm điều trị chiếm khoảng 7%, tái phát trong vòng 10 năm lên tới 50%. Chính vì vậy, việc phòng tránh bị sỏi tiết niệu được coi là vấn đề rất quan trọng. Dưới đây là một số chế độ cơ bản người bệnh có thể áp dụng để phòng bệnh và phòng tránh tái phát sỏi tiết niệu.

1. Uống đủ nước

Mỗi ngày phải uống ít nhất 2L nước (khoảng 10 cốc) và trong những ngày hè đổ mồ hôi nhiều, uống đủ nước để làm tăng lượng nước tiểu (1 ngày cơ thể bài tiết hơn 2L nước tiểu). Đặc biệt, sau khi ăn từ 2~4 tiếng hoặc hoạt động nặng, không uống nước sẽ làm nước tiểu bị cô đặc. Chính vì vậy, vào buổi sáng cứ 2 tiếng, bạn uống 2 cốc nước bằng cốc thủy tinh sẽ giúp cơ thể duy trì bài tiết đủ lượng nước tiểu.

2. Hạn chế ăn muối

Ăn quá nhiều muối sẽ khiến calcium bị bài tiết nhiều và hình thành kết tinh calcium trong nước tiểu. Vì vậy, bạn nên ăn nhạt, hạn chế chọn thực phẩm mặn. Khi chế biến thực phẩm cần giảm các thành phần muối (muối, nước tương, đậu tương, tương ớt, các loại nước sốt)

Một số thực phẩm cần hạn chế:

  • Các thực phẩm ướp muối và hải sản khô: các loại kim chi, dưa muối, mắm, cá khô .
  • Các thực phẩm gia công: Thịt hun khói, giăm bông, xúc xích, pho mát, cá ngừ hoặc cá thu đóng hộp, bơ, bơ thực vật
  • Đồ ăn liền: Pizza, mì tôm, đồ ăn liền, bánh mì mặn hoặc bánh mặn.

3. Ăn vừa đủ đạm

Ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng calcium, oxalic acid, acid uric sẽ gây nên acid hóa nước tiểu và dễ dẫn đến sỏi tiết niệu . Theo đó, chỉ nên hấp thụ lượng đạm vừa đủ theo khuyến cáo (1kg trọng lượng cơ thể tương đương với 1~1.2g đạm)

Ví dụ: cơ thể có trọng lượng 60~70kg, với lượng đạm khuyến cáo mỗi ngày là 60~80g thì mỗi bữa có thể chọn một trong các loại thực phẩm sau 80g thịt hoặc 100g cá (2 khúc nhỏ), 2 quả trứng, 160g đậu phụ, (1/3 góc).

4. Không hạn chế thực phẩm chứa calcium

Trước đây, mọi người nói rằng việc hạn chế thực phẩm chứa calcium có thể phòng tránh sỏi. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu gần đây, người mà ăn ít thực phẩm chứa calcium lại bị sỏi tiết niệu nhiều hơn. Thêm vào đó, những bệnh nhân sỏi tiết niệu hạn chế quá mức lượng thực phẩm chứa calcium có nguy cơ mắc bệnh loãng xương Do đó, đối với những bệnh nhân có mật độ xương trong giới hạn bình thường và lượng calcium trong nước tiểu thải ra nhiều hơn mức bình thường thì mới hạn chế vừa phải thực phẩm chứa calcium.

5. Lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ giúp hạn chế quá trình hấp thụ calcium. Khi chất xơ kết hợp với calcium sẽ giúp giảm bài tiết calcium qua thận bằng cách tăng đào thải calcium qua phân. Do đó, thay vì ăn cơm trắng, bạn nên ăn các loại cơm trộn ngũ cốc, rau sống, các loại tảo biển và nên ăn hoa quả tươi hơn là chỉ dùng nước ép.

6. Kết hợp chế độ ăn lành mạnh cùng với chế độ thể dục thể thao hợp lý

Acid citric có tác dụng ức chế hình thành sỏi tiết niệu. Do đó, bạn nên sử dụng thực phẩm có chứa nhiều acid citric như nước cam ép.

Những bệnh nhân từng có tiền sử mắc sỏi tiết niệu trước đây thường được tiến hành xét nghiệm thành phần sỏi để hạn chế những thực phẩm được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành sỏi.

6.1. Trường hợp sỏi Calcium hydroxide

Cần hạn chế lượng Hydroxide xuống dưới 50mg/ ngày.

Hàm lượng hydroxide trên mỗi 100g thực phẩm ( ít: dưới 2mg /Vừa: 2 ~ 10mg / nhiều: trên 10mg)

Ngũ cốc Ít: cơm, bánh mỳ, mỳ Ý sốt kem, mỳ sợi.
Vừa: bánh mì ngô, bánh bông lan, mỳ Ý sốt cà chua.
Nhiều: Khoai lang, ngô.
Các loại thịt cá Ít: trứng, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, các loại sò
Vừa: cá mòi.
Nhiều: Các món thịt hầm với sốt cà chua, đậu phụ, đậu hạt các loại.
Các loại rau Ít: bắp cải mini, súp lơ trắng, củ cải, nấm, hành tây, đậu hà lan, khoai tây
Vừa: măng tây, súp lơ xanh, cà rốt, ngô, dưa chuột, xà lách, đậu hà lan hầm, cà chua
Nhiều: mù tạt, cần tây, mùi ngò, hành lá, hẹ, cải xoăn, bí ngô.
Các loại dầu, mỡ Ít: Thịt hun khói, mayonnaise, sốt salad, dầu thực vật, bơ sữa, bơ thực vật.
Nhiều: Các loại hạt khô(lạc, hạt thông), bơ lạc, hạt điều.
Chế phẩm sữa Ít: Sữa lên men, sữa nguyên kem, sữa ít béo, sữa gầy, sữa chua hoa quả.
Quả Ít: Nước ép táo, quả bơ, chuối, cherry, bưởi, nho xanh, xoài, dưa hấu, nho, đào, ép dứa, mận (xanh, vàng)
Vừa: táo, nho khô, cherry (đỏ), nước ép cranberry, cam, ép cam, đào, lê, dứa, mận khô.
Nhiều: Cocktail đóng hộp, vỏ chanh , vỏ cam, dâu tây, quýt.
Khác Ít: bia chai các loại, cola, whisky, cốt chanh không vỏ, rượu vang trắng, vang đỏ, dừa, cherry, mứt (các loại mứt sản xuất trên thị trường), chanh vàng, nước chanh xanh, muối, hồ tiêu (mỗi ngày 1 thìa nhỏ), muối

6.2. Trường hợp sỏi tiết niệu do calcium phosphate

Nên tránh các loại thực phẩm hàm lượng cao calcium phosphate như sau.

Ngũ cốc Gạo, lúa mì, ý dĩ, mía, đỗ, hạt dẻ, mì kiều mạch, khoai tây, bánh gạo hấp
Các loại thịt cá Đỗ đen, đỗ vàng, giăm bông, pate, cá đóng hộp, cá khô (cá cơm, mực khô), ngao, chả cá
Các loại rau Củ cải khô, rau cải tươi
Các loại dầu, mỡ Hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó, lạc, hạnh nhân, bơ lạc, hạt thông
Chế phẩm sữa Sữa, sữa chua, kem, pho mát
Quả Nho khô
Đồ ăn vặt Sô cô la, cà phê hòa tan, sữa ong chúa

6.3. Trường hợp sỏi do cysteine

Ăn kiêng với chế độ ít đạm cũng rất khó mang lại hiệu quả phòng tránh sỏi vì hầu hết các loại thức ăn đều chứa hàm lượng cysteine nhất định. Trường hợp nước tiểu có tính axit cao, sẽ giúp tăng độ hòa tan của cysteine nên cần phải giảm lượng thức ăn mang tính kiềm thì mới có hiệu quả phòng tránh sỏi do cysteine.

Thức ăn mang tính kiềm: Cơm lúa mạch, cơm gạo nguyên cám, ngô, khoai tây, khoai môn, đỗ xanh, đậu, canh tương lên men, canh đậu tương, lòng trắng trứng, kim chi, rong biển, tảo bẹ, rau bina, cà rốt, bí ngô, dưa chuột, tỏi tây, cà tím, hành tây, bắp cải, ớt, củ cải, lá cải, xà lách, hoa cúc, nấm thông, măng, cà chua, dưa hấu, nho, nho khô, dâu tây, táo, chuối chín, hồng, lê, sữa, trà xanh, cà phê, trà đen, rượu nho
Thức ăn mang tính axit: Cơm trắng, thức ăn từ lúa mì, bánh mì, mì kiều mạch, măng tây, đậu hà lan, lạc, lòng đỏ trứng gà, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, các loại thịt khác, mực, lươn, chim bồ câu, bào ngư, tôm, cá chép, cá tráp và các loại cá khác, bơ, pho mát, sa lát, các loại đồ chiên rán, các loại đồ uống có cồn trừ rượu nho; ca cao, nước cô la, các loại nước ngọt, các loại gia vị, giấm, thuốc lá

6.4. Trường hợp sỏi do Axit Uric

Chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân có tiền sử sỏi tiết niệu nên hạn chế các thức ăn có hàm lượng cao của purin – axit uric là một chất trung gian chuyển hóa purin, thay vào đó nên ăn các loại thức ăn có tính kiềm.

Thông thường hàm lượng purin trong 100g thức ăn (Ít: 0~ dưới 15mg, trung bình: 50~dưới 150mg; nhiều: 150~800mg)

Ngũ cốc Ít: gạo, lúa mạch, lúa mì, bánh kẹo, bánh mì, các loại canh ngũ cốc, ngô, đường
Trung bình: bột yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt
Các loại thịt cá, trứng Ít: trứng, pho mát, đậu
Trung bình: các loại thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gà), giăm bông, thịt hun khói, cua biển, cá thu, cá ngừ, các loại sò có vỏ
Nhiều: các loại nội tạng động vật (gan bò, thận,…), các loại cá (cá trích, cá thu, cá cơm, cá mòi, mực khô, cá dưới băng), sò điệp, trứng cá, nước hầm thịt, ngỗng
Các loại rau Ít: tất cả các loại rau, trừ các loại khuyên không nên ăn
Trung bình: măng tây, rau giá lạc, nấm (trừ nấm thông), các loại rau từ đỗ, súp lơ trắng
Các loại dầu, mỡ Ít: tất cả các loại hạt, trừ các loại khuyên không nên ăn
Chế phẩm sữa Ít: sữa, kem, sữa chua
Các loại hoa quả Ít: tất cả các loại quả tươi, nước ép hoa quả
Đồ ăn vặt Ít: đồ uống có ga, cà phê, trà
Nhiều: men bia, rượu sô chu, bia, rượu trắng, rượu nho, whisky, rượu gạo
Chú ý Ít: Có thể ăn uống không giới hạn
Trung bình: Thịt, cá 60g/ngày, rau: chỉ công nhận nửa cốc (có thể ăn thêm từng ít một tùy theo tốc độ hồi phục)
Nhiều: không nên ăn những loại này khi đang trong thời kỳ cấp tính của bệnh, hoặc khi có triệu chứng nghiêm trọng

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec