Chi tiết bài viết

Viêm gan A có thể điều trị dứt điểm không?

Viêm gan A là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường lây lan qua đường tiêu hóa. Bệnh thường tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với một số trường hợp viêm gan A có thể mắc nguy cơ biến chứng gan mật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Chẩn đoán bệnh viêm gan A

Viêm gan A là một bệnh dễ lây nhưng đây không phải là bệnh nhiễm trùng lâu dài và thường không có biến chứng. Các tổn thương ở gan sẽ thường lành trong vòng 2 tháng.

Để chẩn đoán xem bạn có bị mắc virus viêm gan A (HAV) hay không, các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của bạn và thực hiện xét nghiệm máu. Thông thường bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để tìm kiếm các dấu hiệu của virus viêm gan A. Một mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh, sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ sử dụng các phương pháp khác như siêu âm, chụp quét CAT hay sinh thiết gan.

2. Điều trị viêm gan A

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào dành cho các đối tượng bị bệnh viêm gan A. Hầu hết các trường hợp bị viêm gan A sẽ lành bệnh trong vòng 6 tháng mà không có tổn thương nào lâu dài và có thể phòng ngừa viêm gan A bằng tiêm chủng.

Những người chưa được tiêm chủng đã tiếp xúc gần đây (trong vòng 2 tuần) với virus viêm gan A nên tiêm vắc -xin viêm gan A hoặc tiêm globulin miễn dịch để phòng bệnh trở nặng.

Điều trị viêm gan A thường tập trung vào việc giữ tinh thần thoải mái và kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: Nhiều người bị viêm gan A cảm thấy mệt mỏi và ốm yếu, ít năng lượng hơn. Vì thế nên cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
  • Kiểm soát các cơn buồn nôn: Buồn nôn có thể khiến người bệnh khó ăn. Bạn nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Để có đủ lượng calo, hãy ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao. Ví dụ, uống nước trái cây hoặc sữa. Uống nhiều nước là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mất nước nếu bạn nôn nhiều.
  • Tránh uống rượu và sử dụng thuốc một cách cẩn thận. Gan của bạn có thể gặp khó khăn khi bạn sử dụng thuốc và uống rượu. Nếu bạn bị viêm gan, đừng uống rượu. Nó có thể gây tổn thương gan nhiều hơn. Chia sẻ với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc bạn dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp nhằm giảm nguy cơ truyền bệnh viêm gan A cho người khác, bao gồm:

  • Tránh quan hệ tình dục: một số trường hợp có thể bị lây nhiễm viêm gan A sau khi quan hệ tình dục. Việc sử dụng bao cao su không đảm bảo an toàn.
  • Rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh: Chà thật mạnh trong ít nhất 20 giây và rửa sạch. Lau khô tay bằng khăn dùng một lần.
  • Không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác nếu bạn bị nhiễm bệnh: Bạn có thể dễ dàng truyền bệnh cho người khác.

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec